Ngắm nhìn nhà đẹp trên núi

22/08/2018 21:57

Nhà xây dựng bằng vật liệu và cấu trúc đúc sẵn , trong đó có cửa trượt nhôm và cửa sổ kính để gia chủ hoàn toàn có thể hòa mình vào thiên nhiên và cảnh quan xung quanh

Công trình nằm trong dãy núi Blue Mountains, Di sản Thiên nhiên Thế giới, ở phía tây Sydney. Tất cả các dự án ở đây phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt về quản lý và phòng cháy. 

Những bản phác thảo ban đầu của công trình đi theo con đường quen thuộc: Mặt tiền hướng Bắc lắp kính, mái dốc bảo vệ tòa nhà vào mùa hè và đón nắng mùa đông. Nhưng cuối cùng thiết kế này đã được xoay 90 độ để khớp với hàng cây trong khu đất, tạo ra lưu tuyến thông suốt trong công trình.

Con đường cuối nhà kết nối khu để xe / phòng làm việc với khu ở chính. Lối vào tiền sảnh được ngăn cách bởi khung cửa kính. KTS Murcutt muốn thông qua việc đổi hướng của ngôi nhà để có được tính phổ quát, một giải pháp chung cho sự liên kết giữa công trình và không gian cảnh quan.

Để xây dựng căn nhà KTS đã tìm hiểu nhiều vật liệu và cấu trúc đúc sẵn, trong đó có cửa trượt nhôm và cửa sổ kính. KTS Murcutt bắt đầu sử dụng cửa trượt nhôm Lidco vào những năm 1960. Mặc dù đã quen thuộc với sản phẩm, nhưng trong mỗi dự án ông đều vẽ lại các chi tiết nhôm cho phù hợp với bối cảnh.

Nghiên cứu thời đó đã tạo ra cửa kính đẩy và các thiết bị hỗ trợ xoay. KTS Murcutt bỏ tay cầm trên cửa trượt và đảo ngược gấp đôi phần cửa để tạo thành ‘tay cầm’ mới. Sự kết hợp của nhiều yếu tố giúp cải thiện độ ổn định cấu trúc và cho phép hai phần tử theo chiều dọc trở thành một bản lề đơn. Việc chồng các lớp cửa giúp ngăn ảnh hưởng của thời tiết và giảm tổng chiều rộng các lớp kết cấu. Những kết cấu này liên tục được nhân bản để công trình sử dụng ít vật liệu hơn và thực hiện nhiều chức năng hơn.

Cách suy nghĩ này cho thấy sự phát triển kiến trúc chung của Murcutt. Ví dụ, hệ thống mái nhà tích hợp của Simpson-Lee có thể thấy trong dự án trước đó của ông tại Bingie Point. KTS Murcutt đã thiết kế phần mái nhà mỏng nhẹ bất ngờ, gần như có thể vận chuyển được. Trong ngôi nhà Simpson-Lee, ý tưởng này được tái sử dụng và khối lượng vật liệu thậm chí còn giảm nữa. Phần mở rộng của mái mang tính trừu tượng và cá thể hơn. Toàn bộ phần mái gần như chỉ là một tấm kim loại.

Trong các công trình của KTS Glenn Murcutt có sự đối chọi giữa hai chủ thể: Một bên là cấu trúc công trình, chi tiết và tái sử dụng các thành phần, bên còn lại là sự trừu tượng đơn thể. Ngôi nhà Simpson-Lee là sự phát triển cao hơn của Bingie Point, tập trung hơn vào sự tinh tế. Bốn thành phần kiến ​​trúc – tường, màn chắn, sàn và mái – dường như tách biệt với nhau. Hồ nước nằm ở trung tâm ngôi nhà tạo một khoảng trống ẩn dụ cho sự chia tách này. Là không gian giữa hai khối công trình, hồ nước nâng cao cảm quan khi phản chiếu hình ảnh bầu trời và cảnh quan, trong khi nó đồng thời có chức năng trữ nước sinh hoạt và chữa cháy.

Năm 1995, ngôi nhà Simpson-Lee đã nhận được giải Wilkinson cho Kiến trúc Khu dân cư của Học viện Kiến trúc Úc (New South Wales Chapter). Ngôi nhà đã đánh một dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp của KTS Glenn Murcutt.

 

 

bình luận

Facebook
Google +

Tin rao liên quan

BĐS bán
BĐS cho thuê

Tin đã lưu